Làm gì khi trẻ dậy thì sớm

dậy thì sớm ở trẻ
Dậy thì sớm là gì? Bố mẹ cần làm gì khi trẻ dậy thì sớm? có cách nào để trẻ không bị dậy thì sớm?
Làm gì khi trẻ dậy thì sớm
Làm gì khi trẻ dậy thì sớm

Thời gian vừa qua bác sĩ Nguyễn Thị Lan Linh, Khoa Hô hấp – Tim mạch – Tiêu hóa – Thần kinh, Bệnh viện Sản Nhi Quảng Ninh, cho biết bệnh nhi nhập viện với các chỉ số chiều cao đạt 1,49 m, nặng 55 kg, vòng ngực 95 cm. Trong khi đó, chỉ số cân nặng trung bình của trẻ gái độ tuổi này là 28-41 kg và cao 1,32-1,44 m. Ngoài ra, bé còn biểu hiện đau tức ngực. Bác sĩ chẩn đoán trẻ bị dậy thì sớm.

Theo người nhà, con có dấu hiệu tăng kích cỡ vòng ngực từ lâu nhưng nghĩ do bị béo phì nên không đi khám.

Làm gì khi trẻ dậy thì sớm
Làm gì khi trẻ dậy thì sớm

Nguyên nhân dẫn đến dậy thì sớm ở trẻ

Dậy thì là quá trình chuyển tiếp quan trọng để cơ thể hoàn thiện và bước vào giai đoạn trưởng thành. Quá trình này diễn ra nhờ sự điều tiết hoạt động của các hormone tuyến sinh dục do cơ quan phụ trách như tuyến đồi – tuyến yên – tuyến sinh dục. Dậy thì sớm xuất hiện ngày càng nhiều ở trẻ em Việt Nam

Dậy thì sớm xảy ra khi các tuyến hormone này được kích hoạt sớm, hormone sản xuất làm thay đổi nhanh chóng thể chất và sinh lý của trẻ.

Tuyến yên

Tuyến yên là tuyến có kích thước nhỏ nằm ở dưới não, thực hiện nhiệm vụ kiểm soát việc giải phóng hormone của các tuyến nội tiết khác trong cơ thể. Hoạt động của tuyến yên lại chịu sự kiểm soát của vùng dưới đồi.

Nội tiết tố

Các tuyến nội tiết trong cơ thể tạo ra nhiều loại hormone cần thiết cho hoạt động sống, hormone liên quan đến quá trình dậy thì chủ yếu là hormone sinh sản, bao gồm:

GnRH: Hormone này được sản xuất ở vùng dưới đồi, kiểm soát việc giải phóng hormone LH (tạo hoàng thể) và hormone FSH kích thích nang trứng.

LH: Đây là hormone tuyến yên, kết hợp với hormone FSH kích thích sản xuất hormone sinh dục của cả hai giới.

FSH: Hormone này có vai trò kích thích nang trứng, kết hợp với LH hormone để kích thích sự phát triển của trứng và tinh trùng.

Quá trình dậy thì liên quan đến nhiều loại hormone sinh dục

Testosterone: Hormone sinh dục nam được sản xuất ở tinh hoàn và tuyến thượng thận, gây ra hiện tượng mọc lông nách, lông mu ở tuổi dậy thì.

Estrogen: Hormone sinh dục nữ được sản xuất chủ yếu ở buồng trứng, kích thích sự phát triển ngực của bé gái ở tuổi dậy thì và các dấu hiệu khác.

Hormone giới tính: Hormone chịu trách nhiệm về những thay đổi và phát triển của trẻ ở tuổi dậy thì, cả về tinh thần, suy nghĩ, hành vi lẫn khả năng sinh sản.

Nguyên nhân khiến các tuyến nội tiết bị kích thích, tiết hormone gây dậy thì sớm hiện chưa được xác định rõ ràng. Ở trẻ nữ có đến 80% trường hợp không rõ nguyên do, ngoài ra là do u buồng trứng, bệnh lý di truyền đặc biệt hoặc sử dụng thuốc kích thích nội tiết tố. Ở trẻ nam, 70% trường hợp dậy thì sớm do có khối u hoặc tổn thương thần kinh.

Làm gì khi trẻ dậy thì sớm
Làm gì khi trẻ dậy thì sớm

Làm gì khi trẻ dậy thì sớm?

Dậy thì sớm gây ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển của trẻ, về chiều cao, khung xương thường đóng lại sớm khiến trẻ có chiều cao khi trưởng thành thấp hơn những trẻ khác.

Trẻ dậy thì sớm cũng gặp nhiều trở ngại tinh thần như: cảm giác tự ti khi khác biệt với trẻ khác, chưa nhận thức đúng dẫn đến khả năng tự bảo vệ và chăm sóc bản thân chưa tốt, nguy cơ bị lạm dụng tình dục và quan hệ tình dục sớm cao,… Nguy cơ bệnh lý ở những trẻ dậy thì sớm cũng cao hơn, nhất là các bệnh mãn tính, tim mạch, lão hóa sớm khi trẻ trưởng thành. điều trị dậy thì sớm là điều cần thiết. Dậy thì sớm gây nhiều hệ lụy cho sự phát triển của trẻ

Vì thế, trẻ có dấu hiệu dậy thì sớm cần được đưa tới cơ sở y tế chuyên khoa nhi để chẩn đoán, đánh giá và xem xét điều trị càng sớm càng tốt. Về chẩn đoán, bác sĩ sẽ làm xét nghiệm nội tiết tố sinh dục trong máu, chụp MRI, xét nghiệm đánh giá tuổi xương,… để xác định chính xác tình trạng của trẻ.

Làm gì khi trẻ dậy thì sớm
Làm gì khi trẻ dậy thì sớm

Điều trị cho trẻ bị dậy thì sớm bằng cách tiêm hormone

Trường hợp trẻ dậy thì sớm phải điều trị, hiện nay phương pháp chủ yếu là tiêm hormone làm chậm lại tốc độ tăng trưởng, tốc độ dậy thì và chậm quá trình phát triển sinh dục thứ phát – GnRH. Khi vào cơ thể, nó sẽ ức chế hoạt động của các tuyến nội tiết, làm chậm lại tốc độ tăng trưởng và dậy thì.

Trẻ được tiêm hormone đúng cách sẽ làm chậm được quá trình dậy thì sớm, vì thế trẻ vẫn có thể đạt được chiều cao cuối theo di truyền của bố mẹ. Các áp lực tâm sinh lý và những nguy cơ khác cũng được hạn chế, giúp trẻ phát triển đúng độ tuổi.

Hormone này sẽ được tiêm mỗi 4 tuần 1 lần hoặc ở dạng cấy ghép dưới da cánh tay của trẻ 12 tháng một lần.

tiêm hormone điều trị dậy thì sớm ở trẻ
tiêm hormone điều trị dậy thì sớm ở trẻ

Dùng thuốc cho trẻ

Tùy từng loại thuốc mà trẻ phải uống hoặc tiêm định kỳ để bổ sung lượng chất cần thiết, kiềm chế sự phát triển trong giai đoạn dậy thì. Đến độ tuổi thích hợp, bác sĩ sẽ ngưng sử dụng thuốc để trẻ dậy thì hoàn toàn đúng độ tuổi.

Trẻ phải dùng thuốc điều trị dậy thì sớm định kỳ trong thời gian nhất định

Trẻ phải dùng thuốc điều trị dậy thì sớm định kỳ trong thời gian nhất định

dùng thuốc điều trị dậy thì sớm cho trẻ
dùng thuốc điều trị dậy thì sớm cho trẻ

Dùng thuốc điều trị dậy thì sớm có hại không?
Điều trị dậy thì sớm là cần thiết để trẻ có thể phát triển thể chất và tinh thần tốt hơn, hạn chế nguy cơ ảnh hưởng tâm sinh lý và bệnh lý trong tương lai. Tuy nhiên, thuốc điều trị dậy thì sớm ở dạng thuốc nội tiết tố cần sử dụng đúng theo chỉ định của bác sĩ, đảm bảo liều lượng và thời gian sử dụng thích hợp.

Nếu lạm dụng dùng sai cách hoặc không đúng liều lượng, trẻ sẽ gặp phải nhiều vấn đề như:

Rối loạn nội tiết tố

Nội tiết tố, đặc biệt là nội tiết sinh dục không ổn định gây ra sự phát triển không bình thường ở trẻ, nguy cơ bệnh lý ở tuyến nội tiết cùng nhiều vấn đề sức khỏe khác.

Chậm hoặc ngưng dậy thì hoàn toàn

Thuốc điều trị nội tiết tố có thể tác dụng ngược, làm ngưng hoặc dừng quá trình dậy thì hoàn toàn ảnh hưởng đến phát triển thể chất và sức khỏe sinh sản sau này.

Ngoài ra, thuốc điều trị dậy thì sớm còn có thể gây ra một số tác dụng không mong muốn như: hình thành khối u nội tiết, rối loạn cảm xúc, giảm thị lực, bất thường hệ thần kinh trung ương, cảm giác đau nhức, ngứa ran tại vị trí tiêm hoặc đặt thuốc, chảy máu âm đạo ở bé gái, đau dạ dày, buồn nôn,…

Thuốc điều trị dậy thì sớm có thể gây tác dụng phụ cho cảm xúc và tinh thần của trẻ

Vì thế, trẻ trong quá trình điều trị dậy thì sớm cần được theo dõi sát sao bởi cả cha mẹ và bác sĩ điều trị. Nếu có dấu hiệu bất thường, hãy thông báo với bác sĩ điều trị để được hỗ trợ. Cha mẹ hãy là người đồng hành cùng trẻ, là nơi giải tỏa, động viên và giải quyết các vấn đề của trẻ trong quá trình trưởng thành này.

Trẻ dậy thì sớm cần được quan tâm
Trẻ dậy thì sớm cần được quan tâm

mebe1080, chuyên cung cấp đồ sơ sinh, đồ chơi trẻ em, xe đẩy em bé, vật tư lưới an toàn, thanh chắn cửa không khoan. Giao hàng và lắp đặt tận nhà tại Hà Nội. COD tphcm và toàn quốc.

Hãy đặt hàng hoặc gọi ngay cho chúng tôi  0914 403 667/ 02437 247 235, zalo, facebook để đặt lịch lắp chắn cầu thang bảo vệ bé yêu của bạn