Sinh con ra cha mẹ nào cũng mong cho con khôn lớn từng ngày, mong cho con biết lẫy biết bò biết đi và biết nói. Cảm giác xúc động nghẹn ngào không gì tả nổi khi con yêu cất tiếng gọi bố mẹ. Dẫu biết rằng khả năng biết nói sớm hay muộn của trẻ phụ thuộc và độ tuổi, năng khiếu bẩm sinh nhưng cũng có không ít cách giúp bé nhanh biết nói hơn.
Thường xuyên nói chuyện để trẻ nhanh biết nói
Thường xuyên nói chuyện, trao đổi với trẻ về tất cả các vấn đề diễn ra trong cuộc sống, về những suy nghĩ, tình cảm của bạn đối với trẻ ngay từ lúc trẻ còn trong bụng mẹ, trẻ vừa chào đời và lớn lên từng ngày nhé. Dù lúc này bé mới bập bẹ thậm chí chưa nói được từ gì ngoài mấy tiếng “hú đơn sơ” thì cha mẹ vẫn nên nói chuyện liên tục cùng con. Khi còn nhỏ, việc bé tăng vốn từ vựng và dần biết nói sẽ thông qua 1 cách duy nhất là lắng nghe mọi người nói chuyện với nhau. Nhiều mẹ cũng đồng tình với cách này: họ nói chuyện, hỏi han con liên tục. Ví dụ: “Con gấu ở gần tivi có xinh không con? Con có yêu mẹ không? Con nói cho mẹ nghe con muốn gì…”
Bạn tin không, dù chưa biết nói nhưng trẻ vẫn hiểu và cảm nhận được tất cả đấy, việc bạn thường xuyên nói chuyện với trẻ sẽ giúp chúng xây dựng vốn từ vựng ngay từ nhỏ và kích thích việc đáp trả lại bạn bằng hành động, bằng ngôn từ, từ đó trẻ nhanh biết nói hơn.
Tăng cường việc giao tiếp với trẻ
Cho dù trẻ chưa biết nói, nhưng bạn hãy tích cực giao tiếp với trẻ, khi trẻ cười, khi trẻ khóc hãy tích cực đáp lại, hãy hiểu và cảm nhận sự khác nhau trong tiếng khóc của trẻ, trẻ khóc vì đói, trẻ khóc vì mệt, trẻ khóc vì làm nũng,… khác nhau như thế nào, sự đáp lại của bạn sẽ dần hình thành cho trẻ thói quen về giao tiếp là phải có sự cho đi và nhận lại nhé. Có như thế mới kích thích trẻ nhanh biết nói một cách hiệu quả nhất.
Chỉ và gợi ý cho bé
Có thể là những đồ vật trong nhà, hoặc có thể bạn khuôn về một vài thứ đồ vật nho nhỏ từ đâu đó. Bạn đọc tên đồ vật cho bé nghe vài lần. Sau đó, bạn hỏi lại: “Cái đó là cái nào?” và hướng dẫn bé mang tới cho bạn. Lúc này trí nhớ của bé phải vận động để nhớ lời mẹ dặn.
Đọc sách cho bé nghe để bé nhanh biết nói
Không bao giờ là quá sớm đối với việc bạn thường xuyên đọc sách cho bé nghe đâu nhé, thậm chí ngay cả khi bé còn trong bụng mẹ, đây là việc làm rất tốt để bé có thể phát triển tư duy về mọi mặt, đặc biệt là tư duy ngôn ngữ, hãy lựa chọn những câu chuyện cổ tích hay với những ngôn từ đẹp và thường xuyên đọc cho bé nghe trước khi đi ngủ như một thói quen, chắc chắn vốn từ của bé sẽ được tăng lên rất nhiều đấy và đó cũng là nền tảng cơ bản đó là cách giúp trẻ nhanh biết nói hơn.
Thường xuyên cho trẻ nghe nhạc, hát ru cho bé ngủ để trẻ nhanh biết nói
Có thể bạn không biết nhưng các bé rất thích nghe nhạc đấy, đặc biệt là những bản nhạc có tiết tấu vui nhộn, bé sẽ lắc lư, nhịp nhàng theo điệu nhạc để cảm nhận giai điệu, ngôn từ trong đó. Bạn có thể hát cho bé nghe những bài hát thiếu nhi, vè, thậm chí là đọc ca dao, tục ngữ, thơ… Bạn hãy yên tâm rằng, điều này sẽ khiến bé rất thích thú. Mỗi bài hát, bài thơ bạn nên “tua đi tua lại” vài lần trong vài hôm. Quá trình lặp đi lặp lại các từ trong bài hát sẽ là bước đầu tiên để bé ghi nhớ những lời mà bé yêu thích, từ đó, con sẽ rất nhanh hát theo Thường xuyên cho trẻ nghe nhạc vừa có tác dụng phát triển ngôn từ của trẻ vừa kích thích trẻ nhanh biết nói một cách hiệu quả đấy, có nhiều trẻ còn biết ê a theo điệu nhạc trước khi biết nói.
Kể truyện cho con nghe trước khi đi ngủ
Không bao giờ là quá sớm để bắt đầu đọc truyện cho trẻ. Ngoài việc giúp con đi vào giấc ngủ được ngon hơn, sâu hơn thì việc đọc truyện sẽ khiến bé được tiếp nhận nhiều từ vựng “hay ho” từ những cuốn truyện cổ tích. Bé có khả năng lĩnh hội ngôn ngữ và phát triển nhận thức tốt hơn hẳn những trẻ khác là bởi bố mẹ chúng thường xuyên đọc truyện cho nghe từ khi còn rất nhỏ. Việc cha mẹ đọc truyện cho nghe khi chưa đến tuổi đi học cực kỳ có lợi, điều này sẽ giúp phát triển tốt kỹ năng ngôn ngữ cho bé.
Động viên trẻ để trẻ nhanh biết nói
Để trẻ nhanh biết nói, khi trẻ biết bập bẹ, ê a những tiếng đầu tiên, dù đôi khi phải rất cố gắng bạn mới dịch ra được trẻ đang nói gì nhưng hãy động viên trẻ bằng những lời khen, bằng tiếng vỗ tay để trẻ biết mình đang làm đúng và cố gắng hơn. Và mỗi khi trẻ tiến thêm một bước trong tiến trình tập nói, bạn cần ghi nhận, khen ngợi trẻ nhé, trẻ sẽ rất thích thú và nói tốt hơn, nói nhiều hơn đấy, tâm lý chung của trẻ là thích được khen mà.
Không chê bai bé
Dù bé biết nói chậm, bạn nên kiên nhẫn, tích cực nói chuyện với con, không nên “dài mồm” chê bai trước mặt bé: “Ôi, Misu lúc nào cũng câm như hến ấy nhỉ!”, “Con nói gì đi chứ, từng này tháng tuổi rồi mà sao con vẫn chưa chịu nói thế…?”
Thường xuyên đưa trẻ đến những nơi công cộng
Đó có thể là những bữa tiệc của gia đình, siêu thị, công viên, … đây là cách giúp trẻ phát triển sự tự tin, nhanh nhẹn, không ngại giao tiếp sau này, đồng thời tạo điều kiện cho trẻ tiếp xúc với những điều mới lạ, kích thích khả năng ham học hỏi, ham tìm hiểu và phát triển ngôn ngữ, hình thành kỹ năng giao tiếp một cách hiệu quả hơn, nhanh biết nói hơn. Thực tế, những đứa trẻ nhanh nhẹn, hoạt bát, thường xuyên được đến những nơi công cộng, đông người vẫn nhanh biết nói hơn những đứa trẻ vốn nhút nhát, e ngại giao tiếp đấy. Những chuyến đi ngắn tới vườn bách thú, bách thảo, bảo tàng, khu công viên dành cho trẻ con… sẽ mở ra chân trời kiến thức mới cho con. Hơn nữa, ngoài việc khiến bé đỡ nhát, những hoạt động bổ ích này cũng giúp con nhận biết chính xác tên các loại động, thực vật và tích lũy vốn từ sinh động cho cuộc sống sau này.
Gợi ý bé tham gia trò chơi
Bạn hãy lôi tất cả số đồ chơi và rủ rê bé chơi cùng. Bạn có thể “nhờ” vài bé hàng xóm tới chơi với con. Việc tham gia chơi nhóm sẽ giúp bé tự tin hơn, năng “mày mò” cách chơi với mọi người sao cho hợp lý hơn. Đây là một bí quyết nhiều chị em lựa chọn để phát triển ngôn ngữ cho con.
Xem tivi đúng cách, hạn chế tiếp cho con tiếp xúc với smartphone.
Nhiều mẹ cho rằng xem tivi vô tội vạ, hoặc nghịch điện thoại smartphone là nguyên nhân ngăn bé biết nói sớm. Việc giao tiếp một chiều với cái tivi, điện thoại khiến bé ngại nói vì thế khi bé dưới 2 tuổi, các mẹ không cho con xem tivi, sử dụng điện thoại. Chỉ khi bé trên 2 tuổi mới cho con xem ca nhạc, phim hoạt hình nhưng xem có giới hạn giờ giấc.
Tuy nhiên, nhiều chị em khác lại cho rằng, dù cho bé xem tivi sớm nhưng không “lạm dụng”, xem có chừng mực, bên cạnh đó vừa xem, mẹ vừa ngồi cạnh “kể lể” với bé những gì vừa diễn ra trên tivi cũng là một cách hay để bé nhanh biết nói.
Mẹ bé 1080, chuyên cung cấp đồ sơ sinh, đồ chơi trẻ em, xe đẩy em bé, đồ an toàn cho bé. Giao hàng và lắp đặt tận nhà tại Hà Nội, Hồ Chí Minh. COD toàn quốc. Hãy đặt hàng hoặc gọi ngay cho chúng tôi để đặt lịch lắp chắn cầu thang bảo vệ bé yêu của bạn nhé.
Xem thêm các tin tức khác.